TÌM KHUNG CHÍNH CỦA CÂU
Bài đọc này, khi đọc thì có vẻ trúc trắc, nhưng khi đọc câu trả lời thì lại không quá khó.
Khi đọc những bài có câu dài, khó phân tích thì cần chúng mình phải cần nắm thật chắc ngữ pháp để có thể phân tích được câu đúng.
Mình luôn có thói quen nhìn khung xương chính của câu trước khi đọc ví dụ như:
Mình sẽ đọc và dịch chuyển theo dạng khung chính như sau:
Chủ ngữ + động từ chính + bổ ngữ
1/ Chủ ngữ chính sẽ được dịch trước, rồi đến động từ chính, và bổ ngữ.
2/ Chủ ngữ ( có thể bị lược bỏ_ thì khi dịch mình cần hiểu được tác giả đang nói đến cái gì để thêm vào chủ ngữ cho câu tiếng việt)
3/ Nhưng cái khó là các khung chính ấy bị lấp đi bởi các cụm câu từ bổ trợ , nên nếu em xác định được đâu mới là cái chính ( đâu là chủ ngữ chính của cả câu, đâu là động từ chính của cả câu) thì sẽ dễ dịch hơn phần nào ^^
Thôi không nói nhiều nữa, mình cùng thử đọc bài sau đây nha ^^
BÀI ĐỌC N2
Tạm dịch:
Từ trước đến giờ, tôi đã từng suy nghĩ theo góc nhìn liệu làm việc hay học tập với một tâm trạng như thế nào thì sẽ hạnh phúc hơn. Tuy nhiên tôi đã thử suy nghĩ theo cách khác, rằng với chế độ xã hội vốn có này cái gì mới là tốt.
Tôi còn đang suy nghĩ một đề án là liệu có nên thay đổi process ( quá trình) lên các bậc học một chút.Tôi cũng xin được bạo dạn nói ở đây đó là: Cấm không cho từ cấp 3 lên thẳng đại học, mà tạm thời cho đi ra ngoài xã hội làm việc thì như thế nào?
Các trường đại học ở Nhật Bản thường hay bị nói là chỉ nhắm tới đích là các kỳ thi đầu vào đại học, nên việc ý thức là sẽ học cái gì, rồi học như thế nào rất mờ nhạt. Ngược lại, chúng ta lại rất hay bắt gặp nhiều người sau khi tốt nghiệp đại học, bắt đầu ra đi làm thì lại hối hận tiếc nuối rằng giá như học nhiều hơn vào thời đại học. Tôi nghĩ Điều đó quả thực là đáng tiếc.
Nói như thế có vẻ sẽ bị những lời chỉ trích rằng, thế thì hãy bắt sinh viên học nhiều hơn nữa ở trường đại học có phải là tốt hơn không, hay giáo viên chúng ta chưa có trách nhiệm dạy dỗ sinh viên cẩn thận. Qủa đúng là có nhiều điều ( các giáo viên) cần phải nhìn lại. Tuy nhiên, tôi còn nhận thấy một điều là sinh viên hiện tại vẫn chưa thực sự có hứng thú.
Việc này là do nếu như chưa từng trải ngiệm những công việc thực tế ngoài đời thực, thì sẽ không thể cảm nhận được tầm quan trọng và cần thiết của việc học. Đặc biệt, tôi nghĩ rằng các môn học như kiểu kinh tế học sẽ vẻ như có khuynh hướng như vậy.
Đáp án : 1, 2, 3
Câu 1:
Tôi nghĩ Điều đó quả thực là đáng tiếc. Đáng tiếc cái gì vậy?
Đáp án nằm ở phần in nghiêng trong phần tạm dịch phía trên.
1/ Đáng tiếc ở chỗ trong môi trường có thể học được thì lại không nhận thấy tính cần thiết của việc học.
Mà sau khi ra trường mới nhận ra được
Câu 2:
Ai là người có nhiều điểm cần phải nhìn lại?
Khi muốn biết chủ ngữ của câu đang đọc là gì thì cần phải xem những câu gần nó nhất đang nói về chủ ngữ gì.
Vì thường những câu gần nhau sẽ có chủ ngữ giống nhau.
Ở đây, trong những câu trước tác giả đang đề cập đến việc cần xem xét lại việc dạy học của giá viên
Nên đáp án ở câu này sẽ là 2: Giaso viên ở trường đại học
Câu 3:
Tại sao tác giả lại đề xuất về việc học lên bậc đại học?
Câu trả lời nằm trong câu cuối của bài. Nhận biết bằng ~ から
3. Vì tác giả muốn mọi người không hối hận sau khi bước vào đại học
Việc tìm đáp án ở bài này không khó, nhưng câu khá dài và trúc trắc nên khiến chúng mình cảm thấy khó đọc.
Chỉ cần tìm được khung xương của câu là mình có thể dịch và hiểu được bài hơn.
Chúng mình thấy sao?
Chúc cả nhà học tốt ^^