Tạm dịch
Kể từ khi coi trọng cá tính được chú ý tới, thì lý giải : ” Mỗi đứa trẻ lại có sở thích khác nhau, tôn trọng sở thích của trẻ, hãy cho chúng làm như ý thích với những thứ “Con muốn làm” ,càng trở nên rộng rãi. Tuy nhiên kết quả, liệu có sinh ra những giáo viên lo lắng mất đi cơ hội dạy dỗ thói quen hay những quy tắc trong cuộc sống xã hội, hay những đứa trẻ chỉ muốn làm những việc mình thích hay không? Coi trọng cá tính là quan niệm của con người khẳng định cách suy nghĩ : “Con người không ai giống ai, hay nói cách khác con người là sự tồn tại khác biệt của mỗi người. Thế nên mỗi người lại có một quan điểm giá trị hay sở thích riêng là điều đương nhiên. ”
Câu 1:
Hỏi về lý do tại sao tác giả lại nghĩ rằng: những đứa trẻ chỉ muốn làm những việc mình thích hay không?
Câu hỏi về nguyên nhân nên cách nhận biết sẽ tìm câu nói về nguyên nhân.
Bài này có câu: その結果 nên trước đó sẽ là lý do tại sao dẫn đến kết quả như vậy.
Đáp án 2: Do coi trọng cá tính được chú ý tới
Câu 2:
Coi trọng cá tính của trẻ là thứ như thế nào.
Với câu hỏi này thì chắc chắn là phải tìm những câu nói về định nghĩa của sự vật sự việc: ~とは
Thế nên đáp án sẽ là 3:
Coi trọng giá trị quan và sở thích của từng người
Sở thích, hay mối quan tâm của trẻ có thể sẽ thay đổi hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không có cơ hội biết đối tượng ấy bằng một hình thức nào đó thì sẽ không có được sở thích. Bởi học sinh tiểu học vẫn có kinh nghiệm hạn hẹp. Thế nên, đối tượng là sở thích hay mối quan tâm cũng chỉ nằm trong phạm vi rất hạn hẹp. Không chỉ chờ có sở thích với nhiều thứ khác nhau, mà hãy cho phép chúng trải nghiệm nhiều thứ khác nhau để có được sở thích.
Câu 3:
Điều mà tác giả muốn nói về giáo dục trẻ em
Đáp án nằm ở câu cuối của bài
3. Cần tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm nhiều thứ để mở rộng sở thích và mối quan tâm