BLOG,  Tìm tòi

中止法_CÁCH KÉO DÀI CÂU PHỔ BIẾN TRONG VĂN BẢN TIẾNG NHẬT

Ngày hôm trước, mình đã cùng với các bạn phân tích một câu tương đối dài trong một bài đọc N2 như sau:
Nếu chúng muốn nghe lại video đó thì có thể ấn vào ĐÂY nhé

中止法_CÁCH KÉO DÀI CÂU PHỔ BIẾN TRONG VĂN BẢN TIẾNG NHẬT

Câu khá dài, trong đó có một cách nối là :

〜  を持ち、〜 だ

〜 Động từ dạng ます、〜 だ

目次

ĐỊNH NGHĨA

Cách kết hợp này lấy chính vị ngữ  dùng để liên kết và tạm thời ngắt câu.

Trong tiếng Nhật, người ta gọi cách nối câu này là : 連用中止 _ Liên kết tạm dừng tạm dừng  hay 中止法_phương thức tạm dừng câu

và được định nghĩa như sau:

用言の連用形の用法の一。文をいったん中止し、また次に続ける言い方。
Là một dụng pháp liên kết từ. Là cách nói tạm thời ngắt câu, và lại được tiếp nối ở sau.
Đây cũng được hiểu như một cách kéo dài câu trong tiếng Nhật

Cách kết hợp

【動詞の場合】/ Nếu là động từ
肯定⇒~働き、~
否定⇒~働かず、~

【形容詞の場合】/ Nếu là tính từ đuôi i
肯定⇒暖かく、~
否定⇒暖かくなく、~

【形容動詞の場合】/  Nếu là tính từ đuôi na
肯定⇒元気で、~
否定⇒元気ではなく、~

 

Cách kéo dài câu này vô cùng phổ biến trong tiếng Nhật.

Chúng mình có thể đến những ví dụ sau:

  • Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ.
    貪欲であれ、 愚かであれ
  • Ăn tốt ngủ tốt vào
    よく食べ、よく眠る。
  • Đến công ty và bị sếp dồn
    会社へ行き、上司に詰められる。
  • Uống, về rồi bị vợ đánh
    飲んで帰り、妻に殴られる。

Tổng kết:

Mình xin được tổng kết theo ý hiểu của mình như sau :

  1. Đây chỉ là cách nối câu dài ra trong tiếng Nhật
  2. Có nhiều lúc nghĩa nó tương đồng với thể 「て」(miêu tả trình tự của hành động) như trong ví dụ:Đến công ty và bị sếp dồn
    会社へ行き、上司に詰められる。Uống, về rồi bị vợ đánh
    飲んで帰り、妻に殴られる。Trong hai ví dụ trên, chủ ngữ của cả vế trước và vế sau đều có chung một chủ ngữ.
    Và miêu tả theo trình tự của hành động
  3. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp là hai sự vật sự việc được tách rời, như trong ví dụ:『空碧く、山燃ゆる。』( Trời trong xanh, núi đỏ rực)
    Chủ ngữ ở vế trước và vế sau khác nhau, nên không thể hiểu giống như thể 「て」 được.

Trong  một số bài viết của người Nhật còn nói cách viết này có 3 điểm yếu dưới đây.

Tuy nhiên, thực tế trong thi cử, đọc hiểu, mọi người sử dụng rất nhiều. Nên mình chỉ trích dẫn cho các bạn tham khảo nhé.

①中止法をはさむ前と後とで、主語がすりかわる事がある。

Chủ ngữ ở vế trước và vế sau không đồng nhất

②長文になって、文章の照応がねじれてしまう。

Câu văn dài, rồi tính liên kết của đoạn văn bị ngắt quãng

③一文に沢山の項目を詰め込んで文意が通りにくくなる。

Ý nghĩa của câu văn bị khó hiểu do có quá nhiều thứ trong một câu

 

Lần tới, khi bắt gặp dạng kết nối thế này, chúng mình có thể hiểu là đây là cách nối câu thông thường.

Và có thể ngắt câu, dịch thành hai câu riêng biệt rồi nối nó vào với nhau được nhé.

Mình có lấy thêm một số ví dụ ở trong bài đọc để dịch và phân tích trong video này

 

Cảm ơn các bạn đã đọc đến tận cuối bài viết!

 

 

 

 

 

 

4 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *