Mở rộng vốn từ vựng qua đọc hiểu
「コミュニケーション」という言葉はふつう、双方がメッセージを伝え合うこと、あるいは意思を疎通させること、といった意味合いで用いられているが、これはじっさいのコミュニケーションの全体像をとらえてはいない。たとえば、黙して何も語らないこともコミュニケーションの行為であり、また視線の動きやちょっとした仕草だけでも、十分にコミュニケーションは成立する。
(小竹裕一『アジア人との正しい付き合い方-異文化へのまなざし』による)
Câu hỏi:
コミュニケーションの全体像に最も近いものはどれか。
Phân tích bài đọc:
「コミュニケーション」という言葉はふつう、双方がメッセージを伝え合うこと、あるいは意思を疎通させること、といった意味合いで用いられているが、これはじっさいのコミュニケーションの全体像をとらえてはいない。たとえば、黙して何も語らないこともコミュニケーションの行為であり、また視線の動きやちょっとした仕草だけでも、十分にコミュニケーションは成立する。
Từ “giao tiếp” thường được sử dụng với ý nghĩa là cả hai bên truyền tải thông điệp cho nhau hoặc giúp đôi bên thấu hiểu lẫn nhau. Tuy nhiên, cách hiểu này vẫn chưa diễn tả được toàn bộ hình ảnh của giao tiếp trong thực tế. Chẳng hạn, im lặng không nói gì cũng có thể được xem là một hành vi giao tiếp. Hơn nữa, chỉ cần một ánh mắt hay một cử chỉ nhỏ cũng đủ để tạo nên sự giao tiếp.
Câu hỏi
コミュニケーションの全体像に最も近いものはどれか。
Câu nào gần nhất với “Toàn bộ hình ảnh của giao tiếp”
- 視線や仕草で相手と意思を疎通させること
- 言葉を使って相手と意思を疎通させること
- 言葉や言葉以外の方法で思いを伝え合うこと
- 黙って何も言わないことで思いを伝え合うこと
Từ vựng
・捉える : Nắm được, nắm bắt được
・双方 : Cả hai bên, cả đôi bên
・意思疎通 :
「意思疎通」には、心の中に思い浮かべている内容が、滞(とどこ)りなく通(つう)じるという意味があります。お互いの考えが通じている事、理解を得られている状態などの意味があります。
Diễn tả trạng thái thấu hiểu lẫn nhau trong cách suy nghĩ. ( hiểu mong muốn của nhau)
・Bài này được kết nối ý bằng từ nối が ( Đoạn sau trái ngược cho đoạn trước)
=> Nên khi chọn đáp án thì mình cần focus và đoạn sau nhiều hơn nhé
Kinh nghiệm:
① Tầm quan trọng của cấu trúc đoạn văn
Sau một thời gian đọc, mình nhận ra rằng việc nắm vững cấu trúc bài và cách triển khai ý là rất quan trọng. Điều này đặc biệt hữu ích khi đọc các bài dài, giúp mình xác định ý chính và tìm ra đoạn chứa đáp án nhanh hơn. Trong quá trình dịch, mình cũng sẽ liệt kê cấu trúc bài theo cách này.
Ví dụ, trong bài này, từ nối が được dùng để nhấn mạnh rằng ý trước đó về “communication” vẫn chưa hoàn toàn chính xác, và ý phía sau (đoạn bắt đầu với 例えば) cũng được coi là một phần của giao tiếp. Nên đáp án cần có ý của đoạn sau này.
② Học Từ Vựng Qua Đọc Hiểu
Mình từng học kỹ các cuốn Shinkanzen Master hay sách luyện đề từ vựng – ngữ pháp trong 20 ngày. Nhưng khi đi thi, vẫn có rất nhiều từ vựng mới mà mình chưa từng gặp.
Không tính đến phần cách đọc chữ Hán, thử thách lớn nhất trong phần từ vựng là MONDAI 2, nơi yêu cầu chọn câu sử dụng đúng từ đã cho. Cách duy nhất để làm tốt phần này là thực sự hiểu và sử dụng từ trong văn cảnh thực tế thông qua sách, báo, và các bài đọc. Vì vậy, trong quá trình đọc, chúng mình cũng sẽ học luôn cách đọc chữ Hán và cách dùng của chúng. Mình sẽ bôi đậm những từ khó hoặc chưa biết để tra cứu. Các bạn có thể tham khảo và cùng thảo luận với mình nhé!
Năm vừa rồi, trong phần thi từ vựng, mình nhận thấy khoảng 4-5 từ đã từng xuất hiện trong các bài đọc trước, chẳng hạn như: 猛烈・繁殖・壮大・交える. Chắc chắn trong các bài đọc tới, chúng mình sẽ còn gặp lại chúng đấy!