Khi review sách, mình sẽ chỉ nêu ra một số nội dung mà khi mình đọc cảm thấy khá hay và tâm đắc, thậm chí muốn làm và học theo nó.
Nên phần tạm dịch của mình cũng chỉ mang tính chủ quan, chứ không phải một dịch giả nên mọi người hãy tham khảo và nếu có comment gì chỉnh sửa cũng như có cách dùng từ nào hay hơn thì hãy chia sẻ cho mình biết với nhé ^^
Việc đọc sách này nó cũng hack não cực kỳ luôn đấy!
Thông qua việc đọc, mình cũng thấy có nhiều suy nghĩ tích cực hơn khi làm mọi việc ^^
Nếu chung ý tưởng hay cùng cảm xúc với mình thì hãy cùng hành động rồi làm theo nha!
Phần tiếng Nhật được trích dẫn giúp bạn hình dung được văn phong của người Nhật đang diễn đạt như thế nào. Những cuốn sách mình đang đọc cũng được viết vào những năm gần đây, nên văn phong đương đại sẽ khiến mình đọc một cách dễ dàng hơn.
Cuốn sách này khi mới bắt đầu vào đọc, mình cũng không thực sự thấy hấp dẫn, bởi phân tích khá nhiều về cách hoạt động của não bộ khiến bạn phán chán à ^^.
Nhưng thông qua những phân tích ban đầu tác giả muốn dẫn dắt đến những tâm lý và suy nghĩ mà con người chúng ta hay mắc phải trong cuộc sống nên phần nào tham khảo được thì sẽ trích dẫn ở đây luôn.
Mình thì đang đọc trên thiết bị máy đọc sách Kindle mà đã được mình review trong video REVIEW MÁY ĐỌC SÁCH KINDLE_ VÀ VIỆC HỌC TIẾNG NHẬT .
Mình cũng có nhóm quỹ mua sách ebook trên Amazon. Các bạn có thể tìm hiểu và góp quỹ ở ĐÂY nhé :
Còn bây giờ là chương mà mình đang đọc thấy vui vui trích dẫn mọi người tham khảo.
Thích nhất ở đoạn này đó là ý tưởng phải làm thực tế, tích lũy kinh nghiệm thì mới bước sang thế giới của “Người làm được” “Người làm ngay”
Có đọc nhiều đến mấy, nghe nhiều đến mấy mà không bước tay vào làm thì mình cũng không thể làm được.
Trên mạng giờ bao nhiêu là bài viết chia sẻ về tiếng Nhật, bao nhiêu là tài liệu, rồi bao nhiêu là cách học nữa chứ. Nhưng bản thân mình không tự ngồi suy nghĩ, tổng hợp và diễn giải thành ý của mình thì cũng chỉ là con số 0.
Đấy là sách nó nói, mình chỉ tóm tắt lại thôi nha ^^
Giờ thì đọc thôi nào 🙂
Tạm dịch:
”Nếu làm là làm được” chỉ là điều viễn hoặc.
Xung quanh bạn có những ai mà bạn có thể nghĩ được rằng “Nếu mình làm được như thế có phải tốt không” hay “Tôi muốn làm cho mọi thứ sống động được như người này” hay không?
Có thể sẽ có những người đã từng hỏi bí quyết từ những người đó. Cho dù gần bạn không có ai đi chăng nữa thì bạn cũng đã từng hỏi bí quyết hay phương pháp nào đó từ những người đang hoạt động trên cách lĩnh vực như chương trình truyền hình, các buổi sermina, hay buổi hội thảo phải không nào?Câu chuyện của những người “Làm ngay” hay “Người làm được” trở nên kích thích. Khi nghe câu chuyện, bản thân mình cũng có cảm giác muốn trở thành như những người đó. Thế nhưng, kết cụ chúng ta lại không thể làm được ngay, mà lại hay trì hoãn.
Tạm dịch:
Mặc dù chắc chắn là bạn sẽ được chỉ cho bí quyết nhưng tại sao bản thân mình lại không làm được?
Thực ra, có lý do rõ ràng cho việc này. Thưc tế “Người làm ngay” hay “Người làm được” là cụm từ được tạo nên dựa theo cảm giác nhận được từ những kinh nghiệm của bản thân, chỉ có “Người làm ngay” hay “Người làm được” mới có thể truyền đạt được bản chất.”Cụm từ được tạo nên dựa theo cảm giác nhận được từ những kinh nghiệm của bản thân” còn được gọi với một cái tên khác là Languages of Craft (わざ言語_Ngôn ngữ kỹ năng). Ví dụ như, những người đi xe đạp khi được giải thích từng thứ từng thứ một theo trình tự ” Dùng lòng bàn chân dẫm lên bàn đạp như thể dẫm lên một cái hộp rỗng, và thử lặp đi lặp lại theo trình tự chân phải rồi chân trái”, rồi làm thử sẽ dễ tiếp thu hơn. Nói một cách đơn giản, lời giải thích này chính là (.言語_Ngôn ngữ kỹ năng). Chỉ có những người đã từng có kinh nghiệm về việc đó mới diễn đạt được bằng từ ngữ những cảm giác đã nắm bắt được, nên chủ yếu được sử dụng khi truyền thụ khả năng chuyên môn hay bộ môn nghệ thuật truyền thống, hoặc trong thể thao.
Tạm dịch:
”Ngôn ngữ kỹ năng” được cho là có ba vai trò. Đó là “Truyền đạt kỹ năng khó giải thích được bằng lời” ” Chia sẻ và trợ giúp người khác cảm giác của bản thân” ”Khi có một việc nào đó của bản thân đã tiến triển thuận lợi, thì đối phương cũng được thúc đẩy bởi cảm giác thuận lợi đó.”
Ví dụ xe đạp lúc nãy với những người đã đi xe đạp có thể hiểu được, nhưng những người chưa từng đi xe đạp hay những người chưa từng sờ vào chiếc xe đạp thì cho dù có giải thích bằng lời nói đi chăng nữa thì cũng không thể nào truyền đạt được nếu như không tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Đâu chỉ có vậy, nếu như cứ bị nói những điều mà không thể tưởng tượng ra nổi thì ngược lại có thể sẽ có những người nói rằng” Tôi không thể” và mất đi động lực.
Thực tế, khi nghe những câu chuyện của những “Người làm được” hay “Người làm ngay” thì trong não bạn cũng đang xảy ra điều tương tự. Thế nên, cho dù có nghe câu chuyện của “Người làm được” như thế nào đi chăng nữa thì bản thân bạn cũng không thể làm được.
Tạm dịch:
Thực sự không tồn tại thứ gọi là “Bí quyết có thể làm ngay”??
Với quan điểm này, Chúng ta hãy cùng thử hướng mắt tới “Người có thể làm ngay”
Những người này là người có thể đi đến hành động ngay lập tức bất kể cái gì. Trong công việc cũng đang lần lượt gặt hái được các thành quả phải không nào. Khi ngôn từ hóa những bí quyết đóc hay cảm giác khi làm được thì não bộ của người đó sẽ ở trạng thái học tập gọi là :”Tôi muốn hiểu thêm nữa” . Và chúng ta sẽ cảm nhận được cảm giác tiền triển một cách thuận lợi để trôi theo dòng chảy của sự việc.Cảm giác ấy, trong tâm lý học được gọi là “Trải nghiệm dòng chảy”. Nó là trạng thái tâm lý cảm nhận được cái gì cũng đang tiến triển thuận lợi khi bạn ngập đầu vào trong công việc hay vướng phải nhiều việc,
Trong “Ngôn ngữ kỹ năng” nó đóng vai tròn lôi kéo trạng thái dòng chảy.
Khi sự việc cứ quẩn quanh thì lần này, cảm giác không thể làm được từ trước đến giờ sẽ không thể lý giải được. Những người làm ngay sẽ không thể lý giải được người không làm mà bỏ qua.
Tạm dịch:
Cái này cũng giống với sự khác nhau của người nói được tiếng anh và người không nói được tiếng anh. Những người không thể nói được tiếng anh cho dù có hỏi bao nhiêu bí quyết từ những người nói được tiếng anh đi chăng nữa thì cũng không thể nói được. Tuy nhiên, nếu quyết tâm thử sống ở nước ngoài thì một ngày nào đó sẽ có thể nói được tiếng anh ở mức độ không tồi tệ phải không. Một lần nữa tôi lại không hiểu được những người không thể nói được tiếng anh đang vấp phải điều gì?
Những người có thể làm được càng truyền đạt rằng ” Cứ làm như thế thêm nữa đi là được” thì khoảng cách hai bên lại càng lớn.
” Người làm ngay” thì càng ngày càng trở nên “Làm được”, “Người không làm ngày” không thể nào trở thành ” Làm được”. Điểm cách biệt ấy là “Ngôn ngữ kỹ năng” mà “Người làm ngay” phát ra.
Có nghĩa là, khi chúng ta đã trở thành “Người không làm ngay” , thì cần cần phảu lý giả được “Ngôn ngữ kỹ năng” của người “Làm ngay” nếu muốn kết thân với những người này.
Nếu như hiểu được điều này thì chúng ta sẽ vượt qua được đường giới hạn, và có thể bước qua phía “Người làm ngay”
Tạm dịch:
Và để lý giải được”Ngôn ngữ kỹ năng” thì chỉ còn cách bản thân mình sử dụng “Ngôn ngữ kỹ năng”. Cho dù có không hiểu 100% “Ngôn ngữ kỹ năng” của “Người làm ngay” thì hãy thực hiện một chút một, thử diễn đạt thành lời nói cảm giác khi đó.
Làm như vậy, thì rồi những câu chuyện của “Người làm ngay” mà bạn không thể hiểu được và chỉ toàn là cảm giác áp lực sẽ trở nên có thể lý giải. Sự tích lũy kinh nghiệm này sẽ thay đổi đổi bạn thành “Người làm ngay”
Chúc mọi người sớm bước qua được Thế giới của người “làm đươc và làm ngay” nhé ^^