Là một người xuất thân học ngôn ngữ, không có base IT nên từ ngay thời điểm đầu bắt đầu với công việc IT Comtor này, cái phao duy nhất mà mình bấu víu được đó là ngữ pháp tiếng Nhật.
Do được học và phân tích câu một cách bài bản từ hồi còn học ở ghế nhà trường nên mình có thể đọc và hiểu một cách đại khái ý của câu. Trực dịch chúng theo dạng word by word theo cấu trúc ngữ pháp. Rồi sau đó thông qua quá trình làm việc, mình đi hỏi các thành viên trong team xem ý nghĩa của câu đó trong thực tế là gì để rút kinh nghiệm cho những lần tới
Nhưng đó là câu chuyện của hàng chục năm về trước, khi thị trường có rất ít các bạn tiếng Nhật làm IT comtor. Còn giờ ngoài tiếng Nhật tốt ( như cấu trúc, ngữ pháp, từ vựng, phân tích câu) thì cần cả những định nghĩa chuyên ngành ở mức cơ bản nhất nữa thì cơ hội phỏng vấn xin việc mới tăng lên.
Với những kinh nghiệm có được sau nhiều năm làm comtor, cùng khả năng phân tích tiếng Nhật một cách dễ hiểu, thì mình tin sẽ giúp được các bạn phần nào tự tin hơn trong quá trình phỏng vấn.
Sau 15 khoá học được tổ chức mình đã có một thư viện các bài phỏng vấn để chúng mình tham khảo, kèm theo đó là các tài liệu hướng dẫn lấy từ dự án thực tế nên chúng ta sẽ nhìn thấy một bức tranh tổng thể khi làm nghề. Mình cũng sẽ trực tiếp giúp các bạn sửa CV và hỗ trợ thêm trong quá trình phỏng vấn.
Vậy nên nếu bạn cũng đang muốn tham gia vào công việc này thì Inb mình nhé ^^
LÀM THẾ NÀO ĐỂ DỊCH ĐƯỢC TÀI LIỆU IT THẬM CHÍ KHÔNG BIẾT GÌ VỀ CHUYÊN NGÀNH?
Tất nhiên, làm trong bất kể ngành nghề gì, lĩnh vực gì chúng ta cũng cần hiểu một cách cặn kẽ những gì chúng ta dịch. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế thì chúng ta cần một cái PHAO.
Với mình cái Phao đó chính là nền tảng NGỮ PHÁP chắc chắn.
Trong lĩnh vực IT, từ vựng chuyên ngành thường lấy từ tiếng anh rất nhiều, nhiều khi bạn chỉ cần chuyên y nguyên từ Katakana sang tiếng Anh là okie rồi. Điều chúng ta cần khi chuyển ngữ là biết cách sắp xếp câu từ ra làm sao để câu đúng nghĩa, và tự nhiên trong tiếng Việt. Và có vài công thức như sau:
1. Luôn luôn thêm chủ ngữ khi dịch sang tiếng Việt.
Ví dụ:
Dưới đây là hai câu, quy tắc trong tiếng Nhật là các câu gần nhau chủ ngữ sẽ giống nhau.
Nên chủ ngữ câu đầu ( 日本マイクロソフトは) cũng chính là chủ ngữ của câu sau ( đang bị lược bỏ)
=> Bạn nhớ khi dịch hãy cho thêm chủ ngữ như dưới nhé.
日本マイクロソフトは9日、新型コロナウイルス対策としてテレワークを開始した企業向けに「セキュアリモートワーク相談窓口」を設置すると発表した。
業務用ソフト「Office(オフィス) 365」をウェブベースで利用できる企業向けの「E1」ライセンスを6カ月間無償提供し、Office365 の導入を相談窓口で支援する。
Microsoft Nhật Bản đã thông báo vào ngày mùng 9 rằng họ sẽ lắp đặt “Cổng tư vấn hỗ trợ bảo mật làm việc từ xa ” dành cho những doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai telework giống như là một chính sách đối phó với tình trạng mới của dịch covid.
Họ (Microsoft Nhật Bản) sẽ cung cấp miễn phí trong vòng 6 tháng giấy phép “E1”cho những doanh nghiệp sử dụng phần mềm nghiệp vụ Office 365 trên webbase, và hỗ trợ cài đặt Office365 thông qua quầy tư vấn.
2. Dịch theo loại câu
Có 3 loại câu trong tiếng Nhật
a/ Câu danh từ : Dịch A LÀ B / hoặc B LÀ A
Ví dụ1:
3つのデータベースの種類のうち、その中で一番広く使われているのは関係データベースです。
Khung chính của câu:
~ のうち Aのは Bです
Trong số ~ thì A LÀ B
Dịch: Trong 3 loại DB ( cơ sở dữ liệu _CSDL) thì Cơ sở dữ liệu quan hệ được là loại được sử dụng một cách rộng rãi nhất
Ví dụ 2:
SQLは関係データベースのどんなアプリケーションや機種でも共通して使える言語です。
Sql là ngôn ngữ có thể sử dụng ở bất kể model hay app nào sử dụng cơ sở dữ liệu quan hệ
b/Câu động từ
Dịch theo thứ tự : Chủ ngữ + động từ+ bổ ngữ.
Ví dụ:
クーポン機能実装の遅延について、原因をある程度明確にしていきたいです。
→ Tôi muốn làm rõ ở một mức nào đó nguyên nhân về việc chậm chễ code tính năng coupon
3/ Dịch theo cấu trúc ngữ pháp.
Ví dụ:
本プロジェクトは、アジャイル開発であり、計画はSprintごとに見直す(計画はFixされない)
Cấu trúc tổng:
Chủ ngữ + ~であり+ chủ ngữ + động từ
→ Dự án này phát triển theo mô hình agile, chỉnh sửa kế hoạch theo từng sprint ( kế hoạch không được fix sẵn )
Note:
Trong câu này chúng mình cần nắm được kiến thức của dạng kết lửng chẳng hạn ~ であり (である)
Gặp kết lửng ta ngắt thành các câu đơn, và cùng nói về một chủ ngữ.
Ví dụ 2:
決定したことを変更するには、責任を押し付けられないように、クライアントが納得できる理由を用意し、事前にクライアントに相談する
Để thay đổi những gì đã quyết định thì cần chuẩn bị sẵn lý do mà khách hàng có thể chấp nhận được, và trao đổi với khách hàng từ trước để không bị quy trách nhiệm
( Hãy để ý tới các dấu phẩy, ngữ pháp ở các dấu phẩy đó, phân chia thành các mệnh đề rồi kết hợp chúng với nhau)