Trong dạng bài so sánh, còn một kiểu bài có cả những nội dung so sánh nhỏ được bao gồm trong so sánh lớn ( ý tổng thể của bài)
Nhiệm vụ của mình là phải tinh ý tìm ra các lớp nghĩa để hiểu được nội dung so sánh nào mới là ý chính của toàn bài.
Ví dụ như bài này
Chúng mình cùng thử đọc rồi hẵng đọc phần giải thích dưới đây nha^^
Ở bài này nội dung so sánh chính của bài viết là
1/ Theo quan điểm thông thường:
「お母さんは叱る人」というイメージが一般的になっているんじゃないでしょうか?
Hình ảnh “Mẹ là người la mắng” vẫn được cho là bình thường hay sao?
Trong quan điểm thông thường này, tác giả lại so sánh mẹ và bố:
… だから、母親に叱る役割が回ってきやすいのです。
それに、父親はあまり子供と一緒にいられないので、「子供に嫌われたくない」という気持ちが強くなります。それで、あまり叱ろうとしないのです。
Chính vì thế, người mẹ sẽ rơi vào vai trò la mắng.
Hơn nữa, bố vì không thường xuyên ở cùng con nên thường có tâm lý “Không thể ghét được con”. Nên sẽ hầu như không la mắng
2/ Theo quan điểm chuyên gia
ある専門家は母親は「包む」役割、つまり優しく子供を受け入れる役目を持つのに対して、父親は「切る」役割、つまり厳しくルールを教える役割を持つべきだと言っています。
父親が厳しく叱った後に、母親が子供をフローしてあげるようにすると、親子の関係はよくなるそうです。
Các nhà chuyên gia thì khuyên rằng: Mẹ nên đóng vai trò “bao bọc”_ hay chính là vai trò tiếp chấp nhận con cái một cách hiền từ thì bố nên đóng vai trò “Khắt khe”_Hay là vai trò dạy dỗ những quy tắc luật lệ một cách nghiêm khắc.
Sau khi bị bố la mắng nghiêm khắc, thì mẹ hãy theo dõi trẻ, làm như vậy mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái sẽ trở nên tốt hơn.
Sau khi so sánh thì đoạn cuối của bài tác giả tổng kết lại ý như sau:
たしかに今は昔と違って、父親と母親は固定的ではなくなってきました。現在、家庭における男女の役割分担が境界がなくなりつつあります。しかし、子育てに関してはこうした意見に耳を傾けたほうがいいのではないでしょうか。
Chắc chắn là bây giờ đã khác với ngày xưa, vai trò của bố và mẹ không còn là cố định nữa.
Hiện tại,sự phân chia vai trò nam nữ trong gia đình cũng dần trở nên không có ranh giới.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lắng nghe ý kiến đó ( ý kiến từ phía chuyên gia) về vấn đề nuôi dạy con.
↓
Khi gặp những câu tổng kết dạng như thế này, chúng mình nên đặc biệt để ý đến cụm từ しかし. Bởi thường vế đằng sau nhưng mới là ý chính mà tác giả muốn nói tới.
Mà nhất là câu này lại có cụm từ miêu tả ý nói của tác giả ở đằng sau ~ではないでしょうか
Vậy điều tác giả muốn nói đến nhất ở đây là đáp án :
子育てでは父親は子供をしかり、母親はフォローするという役割分担をしたほうがいい。
Thế nên mình thấy để có thể đọc được tốt cần phải có kỹ năng hiểu được nội dung và phân tích ý rõ ràng.
Vấn đê còn lại chỉ là đọc nhiều thì tốc độ đọc của mình sẽ nhanh hơn.
Khi nắm được những cách viết khác nhau, luyện tập nhiều lần thì chúng mình sẽ thấy đọc nhanh hơn rất nhiều.
Vậy là dạng bài so sánh đã kết thúc ở bài viết này.
Chúng mình cùng đọc lại hai phần trước nhé.
- CHINH PHỤC ĐỌC HIỂU N2 _DẠNG BÀI SO SÁNH
- CHINH PHỤC ĐỌC HIỂU N2 _DẠNG BÀI SO SÁNH (PHẦN 2)Chúc các bạn học tốt và ủng hộ blog của mình đưa ra những bài viết tiếp theo nhé.
Liên quan đến phần đọc, mình còn thích đọc sách nữa nên các bạn có thể đón đọc các bài viết về review sách của mình ở ĐÂY nhé ^^
Cảm ơn mọi người
1 thought on “CHINH PHỤC ĐỌC HIỂU N2_DẠNG BÀI SO SÁNH (Phần 3)”