Cách viết chuyển ý CÁCH NÓI 言い換え , thay thế từ cách diễn đạt này sang cách diễn đạt khác là “phổ biến” trong bài đọc hiểu của kỳ thi. Nó được định nghĩa như sau:
「ある言葉や文」を「同じ意味の他の言葉や文」に変えて書いたり、「具体的な例」などで説明したりすることがある。これを「言い換え」という。
Tạm dịch:
Thay thế từ hoặc câu nào đó thành một câu hay từ nào đó khác có cùng ý nghĩa, hay diễn giải bằng “ví dụ cụ thể” thì được gọi là cách nói thay thế, diễn đạt bằng một cách khác
Bây giờ mình sẽ làm thử một bài ngắn sau nhé.
Chúng mình thử làm rồi cùng đọc phần phân tích sau đây nhé^^
Trong bài 「つまり」chính là dấu hiệu để nhận biết tác giả đang muốn giải thích chủ đề của bài viết theo một cách khác.
Nội dung của bài viết đang đề cập đến ở đây là thiên tài「天才」
A không phải là 天才, mà B mới là 天才
数学者アインシュタインや、作曲家モーツアルトは、ただ一つの能力に恵まれているから「天才」なのではない。方向が全く異なる二つの能力を持っているから「天才」なのだ。
Tạm dịch:
Nhà toán học Einstein và nhà soạn nhạc Mozart chỉ đơn thuần sở hữu một khả năng nên không phải là thiên tài.
Người có hai khả năng hoàn toàn trái ngược nhau mới gọi là thiên tài.
Và để giải thích cho hai câu này, tác giả có giải thích diễn giải theo một cách khác về Thiên tài
つまり、物事の細かい部分を詳しく見る能力と物事の全体像を大きくつかむ能力を持ち合わせているのである。
物事の詳細な部分を見ていこうとするのは職人的、全体像をつかもうとするのは学者的な見方と言うことも出来る。
この二つ方向の能力をどちらも身につけていることが重要な意味を持つ。Tạm dịch:
Nói tóm lại( nói cách khác), chính là khả năng nhìn chi tiết những phần nhỏ của sự vật sự việc, và khả năng nắm bắt tổng thể của sự vật sự việc.
Những người thợ thủ công sẽ đi xem những phần chi tiết của sự vật sự việc, còn cách nhìn của những học giả sẽ là đi nắm bắt tổng thể.
Việc nắm bắt cả hai khả năng ở cả hai hướng như vậy sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Vậy ý của tác giả muốn nói ở đây chính là Thiên tài thì cần phải có cả hai khả năng. Và hai khả năng đó là: khả năng nhìn chi tiết và khả năng nắm bắt tổng thể ( Hai khả năng này chính là hai khả năng hoàn toàn theo hướng trái ngược nhau )
Thế nên đáp án sẽ là
4・天才は異なる二つ方向の能力を持ち合わせている。
Hầu hết tất cả các bài đọc đều cần nắm bắt được những mạnh chuyển ý bằng cách nhận biết các từ nối.
Với dạng bài chuyển ý, nói và giải thích theo một cách khác này thì mình cần để ý tới つまり(nói tóm lại, nói cách khác) 、すなわち (hay chính là, đó là, Nói cách khác)
Còn với những bài mà không rõ ràng như vậy, không có các từ nối như vậy để mình nhận biết thì chúng ta cần phải tinh ý để ý xem, câu văn mà chúng ta đang đọc là câu mô tả ví dụ giải thích cho một ý nào đó trong bài, hay là câu nêu ra ý của bài.
Ví dụ như bài này:
Chúng mình cùng làm, còn mình hẹn sang đến bài sau sẽ phân tích và đưa ra đáp án nhé^^
Chúc cả nhà ôn tập tốt ^^
1 thought on “CHINH PHỤC ĐỌC HIỂU N2_ CÁCH NÓI 言い換え( THAY THẾ/ DIỄN ĐẠT BẰNG CÁCH KHÁC)”