Từ N2, đọc hiểu sẽ bắt đầu khó dần, văn phong của bài viết diễn đạt theo lối suy nghĩ của người bản xứ, đi kèm vào đó là phong cách cá nhân.
Thời gian thi môn đọc hiểu cũng khá giới hạn, nên bắt buộc mọi người cần phải đọc nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo bắt được đúng ý của người viết.
Nhưng trước khi đến giai đoạn đọc nhanh thì theo mình, lúc đầu chúng ta vẫn cần phải học chậm, sao cho chắc để nắm được những kiểu mẫu hay lối hành văn của người bản xứ để có thể vận dụng được vào tất cả các dạng bài khác nhau.
Shinkanzenmaster là cuốn giáo trình được rất nhiều người yêu thích bởi phân tích khá đầy đủ cách làm bài, cùng những đặc điểm đặc trưng mà bạn cần nắm được khi đọc một bài viết.
Bài viết hôm nay mình xin phép được tổng hợp lại một số dạng bài trong cuốn đó, cùng những kinh nghiệm cá nhân giúp mọi người có thể ôn tập và tổng hợp kiến thức một cách dễ dàng hơn.
Loạt bài viết này sẽ bao gồm nhiều phần, nên chúng mình hãy cùng đón chờ những phần tiếp theo nữa nhé.
Các bước làm bài đọc hiểu
Dù khá quen thuộc rồi, nhưng mình vẫn chia sẻ cách mình đọc hiểu ở đây nhé ^^
Bước 1: Đọc câu hỏi
Sẽ có nhiều bạn đọc cả phần 4 đáp án lựa chọn trong câu hỏi để nắm được một số keyword trong bài, đoán nội dung tổng thể của bài viết.
Nhưng cũng sẽ có những bạn chỉ đọc nội dung câu hỏi là gì rồi vào đọc bài đọc ngay
Cái này thì tùy mọi người nha ^^
Mình áp dụng cả hai à, thường thì lúc nào nội dung của bài khó quá thì mình mới đọc phần nội dung câu trả lời trước để đoán ý.
Còn không thì đọc câu hỏi, nắm được nội dung câu hỏi là đọc luôn vào bài tìm nội dung tương ứng.
Bước 2: Đọc bài, gạch chân vào các từ nối
Cái này quan trọng lắm, cứ phải cầm cái bút gạch chân vào những từ quan trọng thì đầu mình nó mới nảy số, nối kết các sự kiện với nhau được 🙂
Bước 3: Đọc lại nội dung mà mình cho là đáp án
Khi đọc sẽ có những bài mình biết ngay đáp án nằm ở đoạn nào của bài thôgn qua những từ nối hay nội dung.
Nhưng cũng có những bài phải tổng kết mạch văn từ đầu đến cuối, hiểu nội dung rồi mới chọn đáp án được
Cái này thì làm nhiều chắc sẽ quen tay thôi ạ.
Thông qua các bài, mình biết được tại sao lại là đáp án ấy, rồi rút kinh nghiệm dần dần cho những bài sau nha ^^
Bước 4: Đọc câu trả lời rồi chọn đáp án
Tìm những đáp án sai là cách mình chọn ra đáp án đúng.
Đọc câu trả lời, thấy ý nào sai là ta gạch rồi cứ thế chọn ra đáp án đúng nhất thôi.
Thôi giờ thì cùng đến đạng bài đầu tiên nha !
DẠNG BÀI CÓ NỘI DUNG SO SÁNH
「対比」他のものと比べる
Tất nhiên chúng mình sẽ cần phải tìm ra được sự so sánh trong bài rồi ^^
Ví dụ nha :
この文書の内容として最も適切なものはどれか?
1.普通の会話より電子会議のほうが、アイデアが出やすい
2.普通の会議より電子会議のほうが、周囲が気になる
3.電子会議は普通会議と違って、わざわざ会場に行かなくても良い
4.電子会議は普通の会議より、考える時間が短い
Chúng mình đọc rồi thử tìm câu trả lời trước nha
_____________
Cách nhận biết dạng bài so sánh :
Khi bài viết đang nói về một nội dung A, thì so sánh A với B.
Để đọc bài này mình cần biết những cụm sau:
・いわゆる: Nói cách khác = equal
・A いわゆる B đồng nghĩa là A=B ( Hay A chính là ý)
・気になる/気にする
Ai học đến N2 rồi mà chưa biết cụm này thì tham khảo thêm ở video sau nhé.
Quên mất chưa nói là để đọc được bài đọc thì lượng từ vựng cần phải phong phú một chút, nên nếu bắt gặp từ vựng vào trong bài đọc thì chúng mình hãy viết vào cuốn sổ tay để nâng cao vốn từ nha.
Ví dụ bài trên đang so sánh giữa 普通会議 & 電子会議
Luồng chính của bài viết sẽ như sau:
Chủ đề của bài viết:
最近、インタネットやLANを利用して行う会議、いわゆる電子会議が広まっている。
Gần đây họp điện tử_ những buổi họp tiến hành bằng cách sử dụng internet hay LAN _ đang được mở rộng
Điểm mạnh của họp điện tử:
電子会議の長所は、会場に参加者が集まらなくてもいいことだが、それだけではない。
一般に、普通の会議では、「周囲の目」が気になって、誰かが発言している間「うんうん」とうなずいたりして「聞いていますよ」という態度を「周囲」に示し続けることに意識が向かってしまう。
しかし、実はその間、思考のほうは、ストップしてしまいやすい。
Điểm mạnh của họp điện tử không chỉ là
những người tham gia không cần phải tập trung tại hội trường
mà bình thường ở những buổi họp thông thường, mọi người sẽ thường hay bị để ý tới ” ánh mắt xung quanh”, trong lúc ai đó ( đặc biệt là cấp trên ) phát biểu sẽ gật đầu và thể hiện thái độ cho mọi người xung quanh rằng mình “Đang lắng nghe”
Nhưng, thực tế trong khoảng thời gian ấy chúng ta sẽ dễ bị dừng suy nghĩ.
それに対し、電子会議の場合、「周囲」を気にする必要がなく、自分の思考を止めずに他の人の発言が聞ける。
その結果、新しいアイデアが浮かぶことが多いのである。
Ngược lại, nếu là họp điện tử thì chúng ta sẽ không cần phải để ý tới ”xung quanh”, và có thể nghe được phát biểu của người khác mà không phải ngừng mạch suy nghĩ của mình
Kết quả là sẽ có nảy ra được nhiều ý tưởng mới.
=> Như vậy điểm mạnh của họp điện tử chính là
「周囲」を気にする必要がなく、自分の思考を止めずに他の人の発言が聞ける。
その結果、新しいアイデアが浮かぶことが多いのである。
Để chốt được điểm mạnh này, người viết đã cố tình chèn vào phần so sánh với [普通の会議] để khiến cho mình hoang mang.
Nên khi biết chủ đề chính của bài= A, so sánh với B thì mình chỉ cần quan tâm đến đoạn nào nói về A để tìm ra đáp án thôi nha
Kiểu viết này khá phổ biến, trong N2 thường người viết sẽ cho vào nhiều lập luận, ý tưởng, so sánh để khiến mình xao nhãng ý chính của toàn bài.
Nên nếu phân tích được như vậy thì mình sẽ đỡ bị nhầm hơn nhiều đấy
Chính vì thế đáp án sẽ như sau nhé :
Vậy là chúng mình đã biết cách làm dạng bài đọc này chưa?
Hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết sau nhé.
Nếu chúng mình thích thì hãy để lại comment cho mình có thêm động lực ở những bài viết sau nha.
À, để làm dạng bài này mình có bài này cho mọi người thử :
Chúng mình thử làm nhé
cảm ơn chị nhé
Cảm ơn em đã đọc blog ^^
Like!! Really appreciate you sharing this blog post.Really thank you! Keep writing.