Bài đọc này có dạng bài đưa ra câu hỏi tu từ trong bài , và tác giả sẽ giải quyết chính câu hỏi đó.
Giống như kiểu dạng bài trong video Chinh phục đọc hiểu _dạng bài câu hỏi tu từ này
Tác giả sẽ đưa ra một câu hỏi tu từ ở trong bài chính là :
私たちは、このへんで食糧の危険管理体制を考えておく必要があるのではないか。
Chúng ta có cần phải suy nghĩ trước về thể chế quản lý sự rủi ro của lương thực thực phẩm hay không?
Câu trả lời của tác giả cho chính câu hỏi tu từ này chính là Nội dung mà tác giả muốn nói nhất
筆者の考えに合うものはどれか?
Gio mình sẽ đến từng câu cụ thể:
Tạm dịch:
Cung cấp lương thực thực phẩm đạt đến đỉnh điểm, cũng giống như Nhật bản ngày trước, do sự phát triển kinh tế mà nông nghiệp bị suy thoái, nhưng ngược lại động hướng của các nước Asia lại có cuộc sống ẩm thực tăng cao, thì cơ bản một đất nước sống chủ yếu bằng nhập khẩu như chúng ta sẽ vô cùng nguy hiểm.
Chúng ta, tại thời điểm này có cần phải suy nghĩ về thể chế quản lý rủi ro của nguồn lương thực thực phẩm hay không?
=> Đọc đến đây là có thể trả lời được câu 1.
Trước khi nêu ra câu hỏi tu từ thì tác giả sẽ nêu ra vấn đề, và chính là lý do tại sao lại đưa ra câu hỏi tu từ đó.
Nến đúng là đáp án 4
Quản lý rủi ro nghĩa là suy nghĩ sẵn từ trước thể chế xem từ khâu sản xuất đến lưu thông sẽ như thế nào khi những việc nhất thời xảy ra. Nếu không biến thể chế thành chế độ thì sẽ không thể thực hiện được chính sách có khả năng khống chế mức độ nào đó để đảm bảo nguồn lương thực thực phẩm. Ruộng đồng thì phải ưu tiên trồng các loại củ. Cho dù có những cá nhân không thích đi chăng nữa thì nhân dân cũng cần phải hợp tác để có nguồn dinh dưỡng tối thiểu. Phải chăng chúng ta nên chế độ hóa điểm này.
Vào thời bình, chế độ này có thể cho ngủ yên cũng được. Nhưng trong trường hợp bất đắc dĩ, chính phủ sẽ phát động. Thông thường, chính phủ sẽ không nên can thiệp vào việc sản xuất hay lưu thông của nguồn lương thực. Chính phủ chỉ cần có trách nhiệm chuẩn bị một môi trường để mỗi người có thể hoạt động một cách tự do. Tuy nhiên khi có chuyện gì đó, thì thi hành cơ cấu có trách nhiện trong việc quản lý thực phẩm. Trong nhiều trường hợp, nên có chính sách tạm thời để vượt quá tình trạng bất thường.
=> Câu 2 này có một số bạn phân vân
Nhưng câu 1, 3, 4 đều sai với nội dung của bài.
Câu 1: Không phải nhân dân tạo thể chế mà là chính phủ cần phải tạo ra thể chế.
Câu 3: Chính phủ không nên can thiệp => sai
Câu 4: Không phải là tạo một cơ chế mà nhân dân có trách nhiệm trong việc sản xuất và lưu thông. Mà phải là chính phủ cơ.
Trong bài này còn có một mẹo nữa mà mình cần để ý.
Đó là, người Nhật rất hay lược bỏ chủ ngữ nên nếu như trong 2, 3 câu liền nhau mà không có chủ ngữ thì mình có thể xác định chủ ngữ của câu đó bằng câu gần nhất. Thường những câu gần nhau sẽ có cùng chủ ngữ.
Ví dụ như:
Đoạn này đều có chung một chủ ngữ là Chính phủ, mặc dù các câu sau đều không có chủ ngữ này.
Nên câu 4 mới đánh lừa mình chủ ngữ là Nhân dân. Nhưng không phải vậy
Có một số bài hỏi về chủ ngữ mình cũng có thể áp dụng được việc này. Tìm chủ ngữ ở những câu trên gần nhất để hiểu được chủ ngữ ở những câu sau.
Tạm dịch:
Thể chế quản lý rủi ro lương thực là việc tạo cơ chế từ sản xuất đến lưu thông để chuẩn bị đáp ứng cho tình trạng bất thường.
Chúng ta vừa cầu nguyện không có chuyện (chính phủ) phải phát động, vừa cần phải nghiên cứu trước chế độ.
=> Câu 3 là câu hỏi ý tác giả muốn nói. Nên câu trả lời cho câu hỏi tu từ là chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn chế độ trong những trường hợp bất thường.
Nến đáp án là 4 là đúng roài ^^