Cách học tiếng Nhật_Bí quyết làm bài đọc hiểu JLPT là một trong những kỹ năng cần có để giúp chúng ta có thể tự tin bước vào phòng thi.
Thường thì bài đọc sẽ được chia thành một số dạng bài cơ bản. Chúng mình cần nắm được các dạng bài cơ bản ấy để có thể chắc chắn được đáp án khi trả lời.
Hôm nay mình xin phép được chia sẻ một trong những dạng bài đọc đó.
Các bước làm bài đọc
Trước hết, dưới đây là các bước làm bài đọc của mình.
1/ Đọc và hiểu nội dung câu hỏi
=> Giup mình định hình được các dạng bài mà mình sẽ chia sẻ dưới đây
2/ Đọc lướt qua nội dung câu trả lời ( Hoặc mình có thể bỏ qua bước này chuyển sang bước 3)
=> Giup mình mơ màng nắm được key word hoặc nội dung của bài
3/ Đọc bài và gạch chân vào những từ nối câu như :
そして、それに、しかも…
しかし、だが、でも、一方、それに対して…
いわゆる、つまり、要するに….
=> Điều này giúp mình nắm được cấu trúc của bài, biết được nội dung câu trước và câu sau( đoạn trước và đoạn sau) là mối quan hệ tương hỗ hay đối lập.
4/ Đọc và so sánh lại các câu trả lời để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
=> Lúc này mình sẽ đọc lại phần nội dung tương ứng với câu trả lời để loại trừ các đáp án sai và tìm ra đáp án đúng nhất.
Để làm các bước trên, mình lại xin được chia ra các dạng bài đọc như sau
(Phần này là do mình tham khảo và tổng kết từ trong cuốn Shinkanzenmaster )
Nếu như chỉ đọc đơn thuần thì chắc chúng mình sẽ không hiểu được hết ý mình muốn nói trong phần tổng kết.
Nên chúng mình có thể giở phần mục lục và cùng luyện cụ thể từng dạng bài trong đó rồi đối chiếu với phần tổng kết này của mình cho dễ hiểu hơn nha.
Các dạng bài đọc hiểu cơ bản
A/ Hỏi về các chi tiết trong bài
- Hỏi về các từ chỉ thị như これ、それ、あれ
Với những câu hỏi dạng này bắt buộc bạn phải đọc kỹ câu có chứa từ chỉ thị これ、それ、あれ để nắm được nội dung.
Đặc biệt là câu ngay đằng trước nó.
Hãy nhớ đọc đến tận cuối câu để tìm đáp án phù hợp nhất nhé.
Ví dụ như trong bài đọc N2 này. Sẽ rất nhiều bạn nhầm câu trả lời nằm ở câu đằng trước, nhưng nếu đọc kỹ hơn, hiểu được nội dung thì đáp án sẽ không phải nằm trong câu ngay đằng trước ấy. - Câu hỏi về chủ ngữ だれが、なにを
Chắc mọi người ai cũng biết chủ ngữ trong câu bao giờ cũng bị ẩn đi.
Để nắm được chủ ngữ của bài mình có một mẹo như sau:
Câu A: chủ ngữ A
Câu B : không có chủ ngữ
Câu C : không có chủ ngữ
Câu D : không có chủ ngữ
=> Các câu B,C,D sẽ có cùng chủ ngữ A
Câu E: Chủ ngữ E
Câu F: không có chủ ngữ
Câu G: không có chủ ngữ
Câu H : không có chủ ngữ
=> Các câu F,G,H sẽ có cùng chủ ngữ E
Nếu như mình còn đang phân vân trong bài chủ ngữ là ai thì có thể xem nó có áp dụng được công thức này không nhé.
- Hỏi về ý nghĩa của phần gạch chân.
Mình hay gặp một sơ suất là mỗi khi hỏi về phần ý nghĩa của phần gạch chân lại hay thường bỏ qua không đọc và phân tích rõ nội dung của chính phần gạch chân này.
Nhiều khi nội dung của phần gạch chân cũng chính là câu trả lời chứ không cần phải đọc những đoạn khác nữa.
Nên chúng mình cùng đọc thật kỹ nó để đoán ý nghĩa nha. - Hỏi về lý do
Với dạng bài này chúng mình chỉ cần chú ý đến đoạn trên hoặc dưới gần nhất là có thể biết được đáp án rồi. - Hỏi về ví dụ
Nội dung của bài tương ứng với ví dụ nào
B/ Hỏi về nội dung toàn bài
-
Dạng bài so sánh đối chiếu
– Với dạng bài này thường có những từ nối như :
しかし、だが、反対に、それに対して、
– Hoặc là những từ trái ngược nhau như : Ngày xưa, bây giờ ….
– Với dạng bài nào thì mình cũng luôn tập trung vào các từ nối và gạch chân vào nó. Riêng với dạng bài này thì nó là một keyword vô cùng quan trọng giúp mình biết được cấu trúc bài, hiểu được nội dung toàn cảnh
-
Dạng bài đặt ra câu hỏi ngay trong bài
Với dạng bài này thì mình cần phải hiểu nội dung để biết ví dụ nào là phù hợp với nội dung của bài.
Bí quyết của mình cho dạng bài này vẫn là : gạch chân vào các từ nối quan trọng để nắm được cấu trúc và ý nghĩa của bài.
Nội dung của bài giải quyết cho câu hỏi tu từ ấy sẽ là đáp án chính
Trên đây là những bí quyết làm bài JLPT trong cách học tiếng Nhật của mình theo từng dạng bài khác nhau.
Tùy từng dạng bài khác nhau, mà chúng ta sẽ biết cách tìm ra câu trả lời phù hợp.
Chúng mình cùng cố gắng nhé ^^
3 thoughts on “CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT_ BÍ QUYẾT LÀM BÀI ĐỌC HIỂU JLPT”