Các bạn trong lớp của mình có hỏi về các thể bị động, sai khiến, và bị động sai khiến và sự khác nhau của nó.
Khi dịch, nhiều khi chúng mình không hiểu rõ và làm bật lên được nên hay bị nhầm lẫn và hiểu nhầm ý của câu
Hôm nay mình cùng thử tìm hiểu xem thế nào nhé !
Điểm chú ý
- Khi đọc cả ba thể bị động, sai khiên, bị động sai chúng ta cần phải nhận diện được
– Người thực hiện hành động
– Người chịu tác động của hành động
– Nội dung hành động
là gì ? - Trong thực tế không bao giờ câu có đủ cả ba yếu tố trên, nên cần đọc các câu trước để biết được mối quan hệ đó là gì?
Cách nhớ:
- Nhờ người hành động là ai
– Câu chủ động: Người hành động là chủ ngữ
– Câu bị động, câu sai khiên: Người hành động không phải là chủ ngữ
– Câu bị động sai khiến: lại quay trở về giống câu chủ động = người hành động là chủ ngữ
0/ Câu chủ động
Câu chủ động là câu bình thường
Chủ ngữ = người thực hiện
Sơn は Nam を殴る
Sơn đánh Nam
1/ Thể bị động
「○○される」は「○○する」を
動作の受け手の側に立って話すときに使います。
Chủ ngữ = không phải người thực hiện nữa = Người chịu sự tác động của hành động
Người thực hiện hành động = ĐI kèm với trợ từ に
Ví dụ :
Nam は Sơn に殴られた。( Nam bị Sơn đánh )
Chủ ngữ = Nam = người chịu sự tác động = người bị đánh
Người thực hiện hành động = Sơn (đi kèm với trợ từ に )
Thực tế trong bài đọc:
乗客が次々と助けられた ( Khách lên tàu liên tục được giúp đỡ)
Chủ ngữ= người chịu sự tác động ( được sự giúp đỡ) = Khách lên tàu
Người hành động= Người giúp đỡ = bị ẩn ( Lấy thông tin từ những câu trước đó)
2/ Thể sai khiến
「○○させる」は「○○しなさい」という命令を
誰かにすることです。
Bắt ai đó làm gì ( thường là dưới dạng mệnh lệnh)
Chủ ngữ = người ra lệnh thực hiện hành động = không phải người thực hiện
Người thực hiện = đi kèm với trợ từ に
Sơn は Nam に殴らせる。( Sơn bắt Nam đánh)
Chủ ngữ = người ra lệnh thực hiện hành động = không phải người thực hiện =Sơn
Người thực hiện = Nam
Ví dụ thực tế:
子どもに勉強させるにはどうしたらいいですか ( Cần làm gì để bắt bọn trẻ học)
Chủ ngữ ( bị lược bỏ ) người ra mệnh lệnh = Bố hoặc mẹ =không phải người thực hiện
Người thực hiện thì đi kèm với trợ từ に = 子ども
—————————————————————-
3/ Thể bị động sai khiến
Là sự kết hợp của hai loại trên, nghĩa là BỊ BẮT LÀM GÌ MÀ MÌNH KHÔNG THÍCH.
「○○させられる」は、上の二つを合わせたものです。
「○○しなさい」という命令を誰かから受けるということです。
Sơn は Nam に殴らせられる ( Sơn bị Nam bắt đánh)
Chủ ngữ = người thực hiện = Sơn
Nam= người ra lệnh thực hiện = Người băt đánh
Ví dụ thực tế:
旦那さんは奥さんに子供の面倒を見させられた。
Chồng bị vợ bắt trông con
Chủ ngữ = chồng = người thực hiện
Vợ= người bắt thực hiện
この映画を見て、父親に将来のことを考えさせられた
Bố mẹ bắt phải suy nghĩ về tương lai sau khi xem bộ phim này
Chủ ngữ= lược bỏ= tìm trong những câu trước đó của bài
Bố mẹ = người bắt thực hiện
#thểbịđộng, #saikhiến #bịđộngsaikhiến