BLOG,  Tìm tòi

LUYỆN DỊCH THẾ NÀO?

1. Dịch Việt Nhật sẽ khó hơn dịch Nhật Việt
( Xuôi thì bao giờ cũng khó hơn ngược)

Chẳng cần phải giải thích thì chắc ai cũng hiểu điều này rồi. Thế nên tận dụng khả năng tiếng mẹ đẻ, mình sẽ đọc thật nhiều các văn bản bằng tiếng Nhật của người bản xứ trước ( đặc biệt là sách, báo về những chủ đề mình thích)

Sách thì hơi khó, nhưng đầu tiên mình sẽ cố gắng tìm những mẩu truyện ngắn, hoặc bài báo ngắn ra để dịch Nhật Việt trước. Khi dịch thì để ý tới những vấn đề gì?

– Cách hành văn hay chính là ngữ pháp, rồi sau đó là từ vựng
– Tìm nhiều câu trong tiếng Việt để thay thế cho câu tiếng Nhật.

( Chịu khó tra lại mẫu cấu trúc và từ vựng bằng tiếng Nhật và tiếng Việt để đối chiếu, tham khảo để nắm được cái THẦN THÁI của chúng)

Từ đó mình sẽ có nhiều cách thay thế tương đương và nhớ được các cách diễn đạt khác nhau trong tiếng Việt có thể được sử dụng cho cùng một mẫu câu trong tiếng Nhật.

Có một tâm lý của nhiều bạn đó là, dịch thấy không được xuôi thế là nản toàn tập, cảm thấy mình thật vô dụng và kém cỏi.

Có điều AI CÙNG VẬY HẾT. Khi đọc lại những nội dung mà mình đã từng dịch cách đây vài năm ( mà giờ thì vẫn còn rất nhiều trên blog honglethi của mình ý) chắc mình chỉ muốn “Ói” thật sự =))

Nhưng thế mới thấy là sau nhiều bài dịch như mèo mửa thì giờ cũng ngon hơn roài (haha)

Nên cứ bình tõm, làm rồi rút kinh nghiệm. Tham khảo kinh nghiệm từ nhiều người, nhiều bài viết khác nhau để tìm cách dịch tốt nhất cho bản thân.

2. Dịch Việt – Nhật sau khi đã thật sự vững bước trên.

Khi làm bước trên_ dịch Nhật Việt ra bằng nhiều câu, nhiều cách hành văn khác nhau_ bạn sẽ dần hiểu được rằng có nhiều câu trong tiếng Việt chỉ cần được thay thế bằng dạng câu nào đó trong tiếng Nhật.
Khi hiểu bản chất của mẫu câu đó, từ vựng đó rồi. Thì chúng ta chỉ cần nắm thần thái của nó để chuyển ngữ sao cho phù hợp.
Làm như vậy câu dịch sẽ tự nhiên hơn, khúc triết hơn.
Ví dụ như trong cấu trúc NGỮ PHÁP N3 trong ảnh dưới đây cũng vậy. Cấu trúc thì vẫn thế. Ai chẳng biết. Nhưng với câu tiếng Việt loằng ngoằng kia chỉ cần nắm thần thái là sự trái ngược. Là có thể thể chuyển ngữ ngon lành rồi.
Và TẠI SAO mình lại chuyển được như thế? Vì mình đã từng đọc một số câu trong sách báo, người ta cũng từng sử dụng như thế và nhớ thôi.
Và TẠI SAO mình lại nhớ tới câu này, vì hôm trước dạy N3 cho một bạn học sinh có một câu trong đề thi là:
真面目な姉は会社員として生きてきたのに対して、妹は好きなことをしている。
Tạm dịch:
Ngược lại với người chị nghiêm túc, đang sống và làm việc như một nhân viên công ty, thì người em đang làm những việc mình thích.
( Mình thích đứa em hơn. Và mình đã từng làm đứa chị^^
Thế là lại nhớ ra, chia sẻ cho các bạn đọc nè.
LẶP ĐI LẶP LẠI những cái phân tích nhỏ nhỏ như thế. Chắc chắn bạn sẽ tốt hơn thôi.
Mỗi một ngày chỉ cần một phân tích nhỏ thế thôi. 365 ngày sau thì như thế nào chắc rõ rồi nhé^^
Chúc các bạn một ngày zui zẻ, và tràn đầy năng lượng nhé.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '~に対して Ngược lại~ honglathi 自分らしく生きる glethi 党が背が窩いのに対して、 弟のほうはクラスで一番低い。 いちぱんひく Người anh thì vóc dáng cao ráo, ngược lại, ông em thì lùn nhất lớp. Câu tiếng Việt: BrSE cho rằng phạm ảnh hương mà QA xác định là quá nhỏ, còn QA lại cho rằng phạm vi ảnh hưởng của BrSE xác định là quá lớn Tạm dịch BrSEが、 影響範囲が大きいと認識しているのに 認識している。 QAが影響範囲が小さいと'

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *