Nghe tiêu đề có vẻ giật tít, và các bạn sẽ cảm thấy mấy cái lời này biết rồi khổ lắm nói mãi ^^ phải không?
Thực ra thì mình cũng đã từng biết, thậm chí nghe nói rất nhiều về việc nào nào chúng ta phải quyết tâm, phải lên kế hoạch nọ kia.
Tuy nhiên hôm nay không giống như mọi hôm. Chúng mình luyện dịch một đoạn trong cuốn sách mà mình đang đọc có tên すぐやる! 「行動力」を高める“科学的な”方法 (Tạm dịch: Làm ngay ! Phương pháp khoa học nâng cao khả năng hành động)
Vừa là để đọc tiếng Nhật, vừa là để học được thêm một kỹ năng mới xem có cách nào để cải thiện một chút tình trạng lười không nha ^^
Tạm dịch:
Thật sự là ” Bạn không có thời gian học thi vì bận” ?Nếu như có thể tận dụng được nguyên lý Feedback ( phản hồi_ Một khái niệm đã được đề cập trong chương trước) này thì hệ thống “Làm ngay” sẽ được băt đầu hoạt động trên mọi mặt
Ví dụ, anh B nhân viên văn phòng đã định, song song với công việc anh còn muốn thử sức với kỳ thi lấy chứng chỉ. Nhưng ngày qua ngày trôi qua anh bận không thể học được.
”Mặc dù tôi đã rất quyết tâm lúc đưa ra quyết định lấy chứng chỉ, nhưng gần đây công việc trở nên bận rộn nên tôi không thể học được”Đúng là, anh B làm thêm nhiều hơn so với trước và trở về nhà khá muộn, nhưng khi lắng nghe câu chuyện kỹ hơn thì có vẻ như trong cách làm thêm, và trong cả cách anh sinh hoạt sau khi trở về nhà vẫn có những chỗ cần cải thiện.
Tạm dịch
Cùng với việc số lượng công việc tăng lên là một nguyên nhân khiến thời gian làm thêm tăng lên thì còn do, có những lúc anh không thể tập trung vì bộ máy cơ thể không hề hoạt động”.
Có những lúc sau khi trở về nhà “Cho dù mệt muốn ngủ nhưng vì phải học nên anh đã cố không ngủ, nhưng rồi kết cục thì cứ đủng đà đủng đỉnh.Có thể nói anh cứ theo một vòng lặp tồi tệ ” Làm thêm-> về nhà muộn-> Cố gắng để không ngủ-> Thiếu ngủ-> Hiệu suất làm việc giảm-> Làm thêm….”
Anh B định sẽ học trong lúc công việc rảnh rỗi, và lúc nào cũng cho vào túi sách cuốn sách tham khảo.
Thế nhưng anh hoàn toàn không có cơ hội để mở sách tham khảo vào buổi trưa.Khi trở về nhà,anh để túi sách lên trên ghế trong phòng khách, và cứ thể đủng đỉnh.
Anh vừa cảm thấy áp lực khi chiếc túi xách vào trong tầm nhìn, vừa chỉ lẩm bẩm trong đầu ” Thôi chết! Mình phải học!”, nhưng thực tế thì không hề lấy nó ra.
Mặc dù chẳng mấy khi B tự mình thiết lập mục tiêu, và dự định sẽ nỗ lực cố gắng, nhưng ngược lại bản thân lại đang đau khổ. Cảm giác mình sẽ phải cố gắng trở nên vô ích, thật sự là lãng phí phải không nào?
Tạm dịch:
Chúng ta sẽ cùng thử xác nhận phương thức đã được đề cập từ đầu đến giờ về não của B ở đây.Trước hết, ngay sau khi về nhà, B đặt túi xách xuống. Hành động đang bị phân chia ở thời điểm này.
Chính vì thế, những thao tác về sau đang được mang đến từ đâyLời khuyên dành cho B ở đây là ” Sau khi về nhà, hãy lôi vở và sách tham khảo từ trong túi ra, viết ngày tháng vào dòng đầu tiên. “
Điều kiện là sau khi viết ngày tháng xong có thể đủng đỉnh tùy ý cũng không sao cả.
B nói rằng “Nếu chỉ như vậy thì tôi có thể làm được” rồi trở về nhà.Một tháng sau đó, B vẫn làm thêm nhiều như trước, cũng đến muộn mới trở về nhà.
Tuy nhiên, anh nói hàng ngày đã dành ra 30 phút để học. Từ 0 phút anh đã tăng lên học 30 phút mỗi ngày.
Niềm trăn trở mà tôi đã nghe thấy lúc đầu đã được giải quyết. Tuy nhiên mặc dù tôi cứ đinh ninh: Chắc chắn là anh đã rất thỏa mãn rồi nhưng anh lại nói :”Hoàn toàn không được, tôi chỉ học được 30 phút, tình trạng thiếu ngủ vẫn chưa hề được giải quyết”
Tạm dịch:
Chúng tôi đang cảm nhận được sức khỏe dần tồi tệ hơn và gây ra ảnh hưởng không tốt.
Thế nhưng ngược lại, khi tình trạng tốt hơn thì chúng ta lại quên mất lúc còn tồi tệ
Chính vì thế, chúng ta vẫn chưa nhận ra rằng sự việc đã được cải thiện.
Khi chúng ta đã thấy rằng “Lúc nào cũng tồi tệ thì không có nghĩa là thực sự tồi tệ. Chỉ là chúng ta không thể so sánh bản thân mình hiện tại và bản thân mình trong quá khứ “Hơn thế nữa, sau đấy 1 tháng B đến gặp tôi có nói:
” Tôi nhận ra rằng, dần dần mình không lôi sách ra khỏi túi xách nữa. Nếu như vậy vào một lúc nào đó tôi cũng sẽ không thể học được. Tuy nhiên, trước khi đến đây nói chuyện, tôi cũng đã trong tình trạng đó. Một lần nữa tôi đã hiểu được ý nghĩa việc lấy sách ra khỏi cặp rồi viết ngày tháng”Có nghĩa là tư thế dẫn tới hành động mà bộ não của bản thân đang mong muốn đã được thành lập.
Tạm dịch:
Điều quan trọng không phải là có hành động được theo mục tiêu mà mình đã thiết lập hay không mà hãy quan tâm đến xem hành động của mình hiện tại có đang được kiểm soát một cách chủ động hay không
Để ” Làm ngay” thì cần phải nhận ra được “Dấu hiệu không thể làm được ngay” của bản thân.
Đó chính là phương pháp nhận rõ xem ta có thể sử dụng hệ thống feedback hay không?
Chỉ cần sắp đặt một chút cho công việc tiếp theo thì không chỉ khiến não bộ dễ dàng thiết lập dự đoán, mà nếu biết sắp đặt sẵn vị trí được coi là dấu hiệu nhận biết bản thân trong hiện tại, thì chắc chắn nó còn còn thể giúp não chúng ta xử lý một cách linh hoạt hơn với bất kỳ hoàn cảnh nào.
Đọc xong đoạn này chúng mình đã tìm ra được cách nào để chữa được bệnh lười của bản thân chưa?
Làm ngay là một cách đấy nhé ^^ Muốn làm ngay thì lại cần phải có mẹo sắp xếp như trong bài mới được!
Nếu bạn đang lười, muốn thi đỗ N2, N3 mà chưa thành thì thử vận dụng nha ^^
2 thoughts on “LUYỆN DỊCH: “CÓ THẬT SỰ BẠN BẬN ĐẾN MỨC KHÔNG CÓ THỜI GIAN ĐỂ HỌC ?””